Cập nhật thông tin liên quan đến bà Hứa Thị Phấn
Chiều 23/5, luật sư Lưu Văn Tám, tham gia bào chữa cho bị cáo Hứa Thị Phấn đã đưa ra quan điểm nhận xét về các khoản vay của nhóm Phương Trang tại Ngân hàng Đại Tín - Trustbank.
>>>Tin liên quan: https://vietnammoi.vn/tags/ba-hua-thi-phan-la-ai-90718.tag
Các luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo, những người, tổ chức có quyền lợi liên quan trong phiên tòa xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín
Bỏ lọt rất nhiều tài liệu chứng cứ?
Cáo trạng cho rằng, CN Sài Gòn và Lam Giang của NH Đại Tín cho nhóm Phương Trang vay 82 khoản vay, 1 khoản nhận nợ bắt buộc và 1 khoản trái phiếu 2.000 tỷ đồng với tổng số tiền 16.486 tỷ đồng.
Theo đó, cơ quan công tố vẫn quy buộc và xác định rằng tổng số dư nợ tiền gốc là hơn 9.437 tỷ đồng nhưng phía Phương Trang thực nhận có 3.936 tỷ đồng, số còn lại là phía bà Phấn đã chiếm đoạt sử dụng số tiền hơn 5.000 tỷ đồng.
Theo luật sư, việc nhận định, đánh giá theo cáo trạng và bản luận tội là chưa đầy đủ và toàn diện, bỏ sót, bỏ lọt rất nhiều tài liệu chứng cứ.
Công văn số 33 ngày 18/5/2012 của công ty Phương Trang và một số cá nhân có liên quan đến nhóm Phương Trang gửi cho bà Phấn, ông Toàn về việc đối chiếu công nợ. Vậy thời điểm 5/2012, nhóm Phương Trang đã xác nhận là thực nhận số tiền 4.523 tỷ đồng vay tại Đại Tín, nhưng CQĐT lại cho rằng chỉ có 3.936 tỷ đồng, đây là con số không phù hợp với văn bản các định nợ của nhóm Phương Trang.
Trong văn bản này cũng xác định tiền vay mua trái phiếu của công ty Trường Vỹ đã nhận là 132,8 tỷ đồng, trả lãi vay trái phiếu là 488 tỷ đồng, tuy nhiên trong cáo trạng và kết luận của VKS sáng nay lại cho rằng, phía bên Phương Trang hoàn toàn chưa nhận khoản tiền nào và buộc NH Xây dựng trả lại các tài sản cho nhóm Phương Trang thế chấp để vay 2.000 tỷ đồng này.
Theo luật sư, yêu cầu trên là không hợp vì việc nhận nợ và xác định công nợ là việc tự nguyện của nhóm Phương Trang, nhóm Phương Trang đã xác nhận dù không là toàn bộ nhưng cũng đã có. Vậy cần xem xét, đánh giá bản chất số tiền này.
Về mối quan hệ, phương thức vay, mượn tiền giữa bà Hứa Thị Phấn và Nhóm Phú Mỹ cho Nhóm Phương Trang được thực hiện như sau:
Theo biên bản làm việc ngày 26/5/2015 của Cơ quan Cảnh sát điều tra (khi chưa khởi tố - PV) với bà Hứa Thị Phấn, Bùi Thị Kim Loan và luật sư của bà Phấn và theo lời khai của ông Hoàng Văn Toàn và Bùi Thị Kim Loan tại phiên tòa ngày 21/5/2018 và căn cứ các tài liệu thu thấp được, cho thấy:
Nhóm Phương Trang gồm: Công ty CP đầu tư Phương Trang cùng 18 Công ty và 22 cá nhân có quan hệ hợp tác với Công ty Phương Trang (82 khoản vay, 01 khoản nợ bắt buộc 35 tỷ đồng và khoản vay phát hành trái phiếu Công ty Trường Vỹ 2000 tỷ đồng) là 16.846 tỷ đồng.
Vào khoảng đầu năm 2010, ông Trịnh Thanh Cao giới thiệu ông Nguyễn Hữu Luận, Chủ tịch HĐQT và ông Phạm Đăng Quan (Tổng Giám đốc Công ty Phương Trang) đến gặp bà Hứa Thị Phấn, cho biết Công ty Phương Trang đang gặp khó khăn về tài chính, dẫn đến việc Công ty Phương Trang có thể sẽ bị Ngân hàng TMCP Sài Gòn phát mãi tài sản thu hồi nợ, nên bà Hứa Thị Phấn đã giới thiệu ông Luận, ông Quan và Nhóm Phương Trang với lãnh đạo Trustbank và sau đó Nhóm Phương Trang đã trở thành khách hàng thường xuyên có giao dịch tại Trustbank.
Để có tài sản thế chấp vay vốn tại Trustbank, bà Hứa Thị Phấn và Nhóm Phú Mỹ đã cho ông Luận, ông Quan và Nhóm Phương Trang vay mượn và hoàn trả rất nhiều khoản tiền với số lượng tiền cho vay mượn từ vài tỷ đồng đến hàng chục, hàng trăm và có khi lên đến cả ngàn tỷ đồng để đáo nợ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn, lấy tài sản thế chấp ra thế chấp vay tiền tại Trustbank.
Việc vay mượn và hoàn trả được diễn ra nhiều lần, kéo dài trong thời gian từ 5/2010 đến 3/2012.
Thời gian đầu, ông Luận, ông Quan và Nhóm Phương Trang dùng khoản tiền vay mượn của bà Phấn và Nhóm Phú Mỹ để tất toán các khoản vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn và các đối tác khác, sau đó dùng các tài sản đã giải chấp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn để thế chấp vào Trustbank vay tiền và dùng một phần khoản tiền vay tại Trustbank để trả nợ cho bà Phấn và Nhóm Phú Mỹ các khoản đã vay mượn trước đây.
Thực chất, việc bà Phấn và nhóm Phú Mỹ cho Nhóm Phương Trang vay mượn tiền là cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất vay ngân hàng, để Phương Trang có tiền Đáo hạn các khoản vay nợ tại Ngân hàng Sài Gòn, giải chấp tài sản từ Ngân hàng Sài Gòn và chuyển sang thế chấp vay tiền tại Ngân hàng Đại Tín, để lấy tiền trả nợ cho Nhóm Phú Mỹ.
Nhận xét
Đăng nhận xét