Mẹo chữa bệnh cho trẻ bằng lá tía tô
Từ xưa đến nay tía tô được xem như một loại kháng sinh tự nhiên, đối với trẻ nhỏ khi sức đề kháng còn non yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện thì khi thời tiết tahy đổi, lúc chuyển giao giữa các mùa trẻ có thể gặp phải các bệnh như sốt, ho, cảm cúm, với những căn bệnh thông thường này nếu như mẹ biết các bài thuốc đơn giản với lá tía tô thì có thể chữa khỏi cho tre tại nhà mà không cần đi viện.
Xem thêm một số tin tức liên quan khác:
Những cách chữa ho cho trẻ bằng các mẹo dân gian đơn giản
Bài thuốc dân gian chữa cảm cúm cho trẻ tại nhà
Chữa cảm cúm cho trẻ bằng cháo tía tô
Trước tiên bạn hãy rửa thật sạch lá tía tô, cho một lượng nước vừa phải vào sắc. Đến khi chín thì bỏ bã, lấy nước đó cho gạo đã vo vào, thêm nước và nấu thành cháo đặc rồi cho bé ăn.
Nếu bé đã ăn dặm, bạn có thể nấu cháo rồi thái thật nhỏ lá tía tô, cho vào cháo quấy đều, khi chín thì múc ra bát cho bé ăn cũng rất hiệu quả.
Lá tía tô giúp trẻ không bị sốt sau khi tiêm phòng
Theo lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch hội Đông y quận Đống Đa, tía tô là một vị thuốc có tác dụng trừ phong hàn, giải cảm phong hàn, làm ra mồ hôi, hạ sốt và giải độc rất tốt.
Vì thế, trước hôm đi tiêm, các mẹ mua rau tía tô về, rửa sạch, ngâm muối rồi ăn sống khoảng chục ngọn, nói chung ăn càng nhiều càng tốt, rồi cho con to, ti càng nhiều càng tốt.
Nếu mẹ nào cẩn thận, có thể rửa sạch, đun nhừ 6-7 mới tía tô, pha loãng ra 2-3 lít nước, uống cả ngày trước khoảng 2 ngày cho bé đi tiêm.
Chữa cảm cúm cho trẻ bằng cháo tía tô. Ảnh minh họa
Trị rôm sảy bằng nước lá tía tô
Lá tía tô được coi là một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt vi khuẩn nên mẹ có thể dùng tía tô đều đặn một tuần để trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô, rửa sạch với muối để loại bỏ hết bụi bẩn và lông tơ trên lá. Sau đó đem xay nát, rồi dùng rây lọc lấy nước cốt dùng nấu nước tắm cho bé. Hoặc mẹ cũng có thể để nguyên lá nấu nước cho bé, sau đó gạn lấy nước loại bỏ phần lá.
Lưu ý, không nên dùng nước lá tía tô tắm cho bé trong trường hợp da bé bị trầy xước hay mưng mủ vì dễ gây nhiễm khuẩn.
Nhận xét
Đăng nhận xét